Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Lễ công bố Quyết định công nhận Khu du lịch quốc gia Mộc Châu
    Tin Thế Giới
Ông Zelensky nói về tình hình Kharkiv, Nga cảnh báo mở rộng vùng đệm an ninh
    Tin Việt Nam
Nam sinh người Việt lọt top gương mặt trẻ nổi bật châu Á
    Tin Cộng Đồng
Dịch tả lợn Châu Phi tái bùng phát diện rộng tại Bắc Kạn
    Tin Hoa Kỳ
Xe buýt chở 53 người bị lật tại Florida, ít nhất 8 người tử vong
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Đọc Báo Trong Nước
Xe công VN nhiều hơn khu vực: Chi hàng trăm tỉ/năm
Theo tính toán của Bộ Tài chính chi phí bình quân cho 1 xe công hiện nay khoảng 280 triệu/năm.

 


Như vậy, hàng năm phải chi hàng trăm tỉ cho việc sử dụng xe công sai quy định…

 

Xài sang và lãng phí

 

Quốc hội và công luận đã băn khoăn, nói rất nhiều về nợ công đang ở tình trang báo động, bội chi ngân sách cao (tăng 184% so với năm 2010). Trong 3-4 năm gần đây nước ta không đủ nguồn để trả nợ mà phải vay để trả nợ; Tình trạng loạn hàm, loạn cấp phó ở các cơ quan nhà nước đặc biệt là ở Trung ương. Tình trạng ngân sách - tài chính quốc gia đang hết sức khó khăn. Thậm chí, khi xem xét việc nâng lương cho người lao động cũng phải nâng lên, đặt xuống nhiều lần và cuối cùng, cũng đành phải quyết là chỉ nâng lương cho một nhóm đối tượng có thu nhập thấp, gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống.

 

Kể cả khi xem xét, muốn nâng chế độ trợ cấp, phụ cấp đối với người có công với cách mạng cũng khó. Bộ tài chính nói rằng không còn nguồn để thực hiện. Có thể thấy tình hình tài chính - ngân sách và chi tiêu công hết sức căng thẳng, có nhiều bất cập.

 


Ảnh minh họa

 

Chủ trương “thực hành tiết kiệm, chống lãng phí” được nói nhiều. Chính phủ đã có nhiều giải pháp quyết liệt. Tuy nhiên, chỉ cần nhìn vào việc mua sắm, trang bị xe công cho các cơ quan công quyền, người có chức vụ thì có thể thấy rõ, đây là một mảng tối đang hết sức lãng phí, tiêu cực. Người dân và công luận rất bức xúc.

 

Chỉ tính tới thời điểm hết năm 2013, cả nước đã có gần 37 ngàn chiếc xe ô tô công đang được sử dụng (chưa bao gồm xe của lực lượng vũ trang, doanh nghiệp nhà nước); tổng nguyên giá hơn 20 ngàn tỷ đồng. Riêng năm 2013 số mua mới là gần 1 ngàn rưỡi chiếc với số tiền gần 1 ngàn tư tỷ đồng. Phân tích sâu hơn, xe phục vụ chức danh lãnh đạo gần 1 ngàn chiếc; xe phục vụ công tác chung gần 25 ngàn chiếc. Thật là những con số không nhỏ. Số xe công của nước ta khá lớn so với các nước trong khu vực.

 

Một thực tế đáng quan tâm là hiện tượng mua xe vượt tiêu chuẩn, định mức, việc điều chuyển xe giữa các đơn vị không đúng thẩm quyền quy định, việc thỏa thuận mua xe chuyên dùng chưa chặt chẽ. Việc đặt ra tiêu chuẩn, định mức chưa phù hợp. Việc quản lý trong quá trình sử dụng xe rất hình thức, lỏng lẻo, tốn kém. Chi phí cho việc mua sắm, sử dụng phụ tùng, xăng dầu và những chi tiêu khác khá lớn trong điều kiện ngân sách khó khăn.

 

Thực tế số cây số, lượng xăng dầu sử dụng được kê khai, nếu tính tổng trong một đời xe công, thường gấp vài lần xe cùng loại của tư nhân ngoài xã hội. Việc sử dụng xe công vào việc riêng, sai đối tượng, sai mục đích, việc sử dụng xe đưa đón từ nơi ở tới nơi làm việc với các chức danh không đúng tiêu chuẩn vẫn diễn ra nghiêm trọng, thường xuyên trong phạm vi toàn quốc. Với số xe công như trên, cần phải có bộ máy quản lý, lái xe ở trong các cơ quan công quyền cũng là một sự cồng kềnh, tốn kém, bất hợp lý. Ở đâu cũng phải có đội xe, lực lượng lái xe chuyên trách để quản lý và sử dụng gần 37 ngàn chiếc xe công này.




Thực hiện cơ chế khoán

 

Với những nhận định đánh giá như trên, cho thấy cần phải có những giải pháp đột phá trong việc mua sắm trang bị, sử dụng xe công trong các cơ quan công quyền và các chức danh lãnh đạo, quản lý.

 

Về mặt thể chế, mua sắm, sử dụng xe công đang được quy định tại Quyết định số 59/2007/QĐ-TTg, quy định tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng phương tiện đi lại trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, công ty nhà nước. Xem lại quyết định này trong bối cảnh đã phân tích ở trên, thấy rằng thực tiễn đang đòi hỏi một sự thay đổi cơ bản mang tính đột phá, khắc phục cho được tình trạng bao cấp tràn lan, tình trạng lạm dụng cơ chế chính sách, sự tốn kém lãng phí, kể cả hiện tượng cơ hội thực dụng, “tham nhũng mềm” trong việc mua sắm, sử dụng xe công.

 

Cần phải xiết lại tiêu chuẩn chính sách trong việc mua sắm xe công, không để tình trạng mua sắm tràn lan như hiện nay. Việc xiết lại này là khả thi vì, thực tế phương tiện giao thông công cộng trong xã hội đang rất phát triển, các nhu cầu đi lại được đáp ứng thuận lợi. Thay vì sử dụng xe công, có thể thuê mướn, hoặc sử dụng các loại xe khách công cộng hiện có. Nếu thực hiện nghiêm việc này sẽ tiết kiệm cho ngân sách mỗi năm nhiều ngàn tỷ và cũng để cho quan chức, “công bộc” được gần dân, thân dân hơn. Nếu không có giải pháp đột phá, xoay chuyển thì việc lãng phí, tốn kém, lạm dụng vẫn diễn ra hàng ngày xoay quanh việc mua sắm, trang bị và sử dụng xe công, chẳng ngân sách nào chịu nổi và người dân, công luận cũng không chấp nhận.

 

Trong thể chế hiện hành, từ QĐ 59 cho đến các quy chế nội bộ quản lý xe ô tô ở các cơ quan đơn vị, các quy định về nguyên tắc trang bị, bố trí xe ô tô phục vụ công tác, chế độ quản lý, sử dụng xe, việc xử lý sai phạm còn khá chung chung, bất cập tạo ra rất nhiều kẽ hở để lợi dụng. Dễ hiểu là trong thực tế người ta mua sắm xe tràn lan; việc quản lý xe theo chế độ hết sức lỏng lẻo; kinh phí tiêu tốn trong việc này chiếm một lượng khá lớn trong ngân sách, tạo ra nhiều phản cảm, bức xúc trong xã hội.

 

Theo tôi, đã đến lúc phải tạo ra cơ chế mang tính đột phá, xóa bỏ việc mua sắm bao cấp, tràn lan theo hướng hạn chế tối đa đối tượng được bố trí xe riêng để phục vụ trong thời gian công tác, đặt ra những tiêu chuẩn hết sức cụ thể, chặt chẽ trong việc sử dụng, việc trang bị phụ tùng, xăng dầu với việc quản lý xe. Ở đây, nhà nước cần phải học các doanh nghiệp, các chủ cơ sở kinh doanh bằng phương tiện ô tô trong xã hội trong việc quản lý xe máy của mình. Có thể nói độ vênh trong sự chặt chẽ, cụ thể và hiệu quả của cơ chế quản lý xe trong các cơ quan công quyền với doanh nghiệp tư nhân ngoài xã hội là cực lớn.

 

Một nhóm đối tượng khá nhạy cảm đó là các cá nhân lãnh đạo thuộc diện được bố trí xe phục vụ nên được xiết lại như thế nào?

 

Theo tôi, cần phải khẳng định các chức danh ở Trung ương từ cấp Bộ trưởng và tương đương trở lên; còn ở địa phương các chức danh chủ tịch HĐND, UBND và Bí thư tỉnh ủy trở lên, do đặc thù công việc cũng như yêu cầu đảm bảo an ninh, an toàn cần phải tiếp tục thực hiện chế độ được sử dụng thường xuyên một xe ô tô trong thời gian công tác như quy định hiện nay. Riêng về giá mua tối đa cũng cần phải khống chế ở mức hợp lý. Theo tôi mức cao nhất cũng không nên vượt quá 1 tỷ. Mức giá trung bình khoảng 700-800 triệu là phù hợp.

 

Riêng với đối tượng Thứ trưởng và tương đương, cấp phó ở các tỉnh, thành phố nên xóa bỏ hẳn cơ chế bố trí xe đưa đón (dù đối tượng này theo quy định hiện hành chỉ được sử dụng xe ô tô đưa đón từ nơi ở tới nơi làm việc và đi công tác). Tôi muốn nói thêm đối với đối tượng cấp phó ở tỉnh, thành phố, việc bố trí xe sai chế độ chính sách tương đối phổ biến.

 

Vừa qua, chính phủ đã thực hiện cơ chế thí điểm khoán trong việc sử dụng xe đối với những đối tượng này. Đây là chủ trương rất hay nhưng đáng tiếc không có sự hưởng ứng trong số các “công bộc” thuộc diện này. Người ta hay nhắc đến ông Phó Chủ nhiệm VPQH Trần Quốc Thuận, là người đầu tiên và cũng là duy nhất thực hiện cơ chế khoán. Còn những người khác thì vô cảm, giả điếc. Rồi chủ trương này lại rơi vào quên lãng. Người ta lại mua sắm xe sang, hơi cũ một tí đã đổi xe mới và chiếm dụng trong suốt thời gian công tác như một xe riêng. Xã hội, dân thấy cả, biết cả và cũng rất bức xúc. Thật hết sức vô cảm, lãng phí và tốn kém.

 

Theo tôi, để xóa bỏ việc bố trí xe cho những đối tượng này thì cũng cần có cơ chế khoán kinh phí sử dụng xe cho họ. Kinh phí khoán ở đây là khoán trong việc sử dụng xe đưa đón từ nơi ở tới nơi làm việc (đi công tác thì vẫn sử dụng xe công). Ta có thể dễ dàng tính được mức khoán phù hợp. Theo tôi, chỉ nên ở mức dăm ba triệu (tối đa không quá 5 triệu)/1 tháng là có thể chấp nhận được ở cả hai phía (phía cơ quan nhà nước, ngân sách cũng như phía người được hưởng chế độ, tiêu chuẩn). Và chắc chắn dư luận, người dân cũng sẽ đồng thuận.

 

Một lực cản ở đây cũng cần nói tới là khi tham gia vào chủ trương, quyết sách này, những người trực tiếp điều hành và thể hiện ý kiến, quan điểm ở các Bộ giúp cho Thủ tướng, lại là các vị thứ trưởng và tương đương. Dễ hiểu, sự đồng thuận qua kênh hành chính chính thức sẽ không cao vì họ chính là những người ký các văn bản tham gia góp ý.

 

Vì vậy, cần phải có một sự dũng cảm, quyết tâm và quyết đoán trong việc quyết định cơ chế này.

 

Xã hội và các chuyên gia có thể dễ dàng đưa ra được những kết quả tích cực nếu thực hiện cơ chế khoán, kể cả về mặt tiền nong, ngân sách cũng như về mặt nhân lực, tổ chức bộ máy và về sự đồng thuận trong xã hội. Xã hội và nhà nước sẽ trút đi được một gánh nặng về khoản ngân sách, nhân lực bao cấp cho việc sử dụng xe ô tô trong các cơ quan công quyền.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Đề xuất lương giáo viên được ưu tiên xếp cao nhất thang bậc lương hành chính sự nghiệp (18-05-2024)
    Bộ trưởng Công an Tô Lâm và ông Trần Thanh Mẫn được giới thiệu làm Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội (18-05-2024)
    Mẹ và vợ ông chủ Việt Á Phan Quốc Việt lý giải về số tiền hàng trăm tỷ đồng bị phong tỏa (16-05-2024)
    Vụ án Việt Á: Tiết lộ về 54 sổ tiết kiệm đứng tên người thân của Phan Quốc Việt (16-05-2024)
    Từ hôm nay (15-5): Giá điện có thể được điều chỉnh 3 tháng một lần (15-05-2024)
    Vietnam Airlines mở bán 300.000 vé giá ưu đãi phục vụ cao điểm Hè (15-05-2024)
    Vụ Việt Á: Cựu bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nộp thêm 1 tỉ đồng khắc phục (15-05-2024)
    Những ai tiếp tục được hưởng phụ cấp đặc thù khi cải cách tiền lương từ ngày 1/7/2024? (15-05-2024)
    Thủ tướng kỷ luật khiển trách Bộ trưởng Đào Ngọc Dung (14-05-2024)
    Xử lý nghiêm việc buôn bán, tàng trữ, vận chuyển thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng nhập lậu (14-05-2024)
    4 người thương vong do sự cố tại công ty than ở Quảng Ninh (13-05-2024)
    Vượt nắng kéo dây trên công trường đường dây 500kV mạch 3 (12-05-2024)
    Hiện tượng cháy giữa đồng ở Sóc Trăng có thể là do khí Metan trong lòng đất (12-05-2024)
    Xử phạt hơn 1 tỷ đồng đối với ngư dân để tàu cá vi phạm IUU (12-05-2024)
    Lộ khối tài sản 'khủng' của nguyên giám đốc Sở KHĐT Quảng Nam (10-05-2024)
    Quảng Bình: Huy động hàng trăm người tìm kiếm 10 ngư dân mất tích (08-05-2024)
    Quảng Bình: Thêm 4 ngư dân trong vụ chìm 4 tàu cá cập bờ an toàn (07-05-2024)
    Điều tra vụ thi thể nữ giới trên hồ Láng, gần Bệnh viện Phụ sản Hà Nội (07-05-2024)
    Án mạng đau lòng ở Quảng Bình: Hàng trăm người đang truy bắt nghi phạm (07-05-2024)
    Cục Hàng không đề nghị hành khách cung cấp thông tin mua phải vé máy bay giá cao (07-05-2024)

Các bài viết cũ:
    Bệnh ếch ngồi đáy giếng (14-12-2014)
    Văn hóa quan trường (13-12-2014)
    Cần quy định 'văn hóa' rượu bia cho cán bộ, công chức (12-12-2014)
    Mèo và thuốc diệt chuột! (10-12-2014)
    Phát hoảng với ‘gà mía’ Trung Quốc luộc sẵn (10-12-2014)
    Dù có sang Việt Nam cũng không lấy được vợ? (09-12-2014)
    Đánh mất lòng tự trọng hay tham nhũng? (08-12-2014)
    Thuyền viên người Việt bị cướp biển bắn ngoài khơi Singapore (07-12-2014)
    VN hoan nghênh Hạ viện Mỹ thông qua nghị quyết Biển Đông (05-12-2014)
    Nước Pháp và chủ quyền Trường Sa của Việt Nam (04-12-2014)
    World Shine và mặt trái của chính sách (03-12-2014)
    Những 'sự lạ' sau các dự án của Trung Quốc ở Đà Nẵng (02-12-2014)
    'Hậu duệ, quan hệ' và những người 'không ở đâu' (01-12-2014)
    Tự Hào Với Quá Khứ… (30-11-2014)
    Có những 'con chuột' khác đang ngủ ngon trong 'bình quý' (28-11-2014)
    Bàn về 'văn hóa' đổ lỗi của quan chức (27-11-2014)
    Bệnh tham danh và những chuyện cười ra nước mắt (26-11-2014)
    Có một giới siêu giàu khác ở Việt Nam (25-11-2014)
    Dự án Trung Quốc ở đèo Hải Vân: Chờ Chính phủ sớm quyết định (24-11-2014)
    Còn bao nhiêu người như ông Trần Văn Truyền? (23-11-2014)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153127121.